Câu chuyện học tennis - 2 cú sốc và hành trình cày level 4 năm
Gần đây nhiều người hỏi mình: học tennis ở đâu ổn, tìm thấy ở đâu chất lượng, tự dưng nhớ lại cả quá trình học tennis của bản thân.
Không tự tin chơi giỏi nhưng độ… chịu học, chịu chơi, chịu đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức cho việc học tennis thì mình khá tự tin. Trải nghiệm nhiều hình thức, phương pháp học, kinh qua nhiều thầy, nhiều lớp chẳng kém ai. Đau thương, tốn kém, mất hứng, nản chí đều có. Nhưng cũng may là duyên với tennis vẫn còn tới bây giờ (bằng chứng là FB chỉ toàn tennis). Nhân tiện đây mình chia sẻ câu chuyện học hành của bản thân, có lẽ giúp ích ít nhiều được cho cả anh em người mới và anh em đã học, đã chơi một thời gian nhưng đang mất phương hướng.
Giống như mọi người, ở thời điểm bắt đầu, mình tự lên Google và Facebook search chỗ học và tự chọn theo cảm tính. Giá rẻ, chuyên nghiệp, hoàn tiền, mượn vợt, miễn phí học thử… Mình cũng cần mẫn ôm vợt đi học hết một khóa cơ bản, sau đó cầm vợt đi giao lưu và có cú sốc đầu tiên. Lúc học cảm giác “hổ báo” là thế, đến lúc ra sân mới thấy… gà toàn tập, rất lóng ngóng, không đánh được quả nào ra hồn. Càng đánh càng thấy fail. Tiếp theo, sang giai đoạn tự “cày” cú quả của các pro trên youtube, nhưng không lên được ít nào. Rồi đến một thời gian sau đó, cần mẫn đi học “Cú forehand của thầy A”, “Cú giao bóng và volley của thầy B”…. Ròng rã gần 2 năm trời, mặc dù đầu tư khá nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng kết quả là tự thấy đánh vẫn lập bập. Đến đoạn này thì hứng thú với tennis xuống tận đáy, mình bắt đầu dừng học, chơi cũng ít hẳn đi. Lý do chính là rất tự ti trước khi ra sân, cảm thấy chưa đánh cũng có thể thua vì mãi không bắt được nhịp điệu trong trận đấu.
Cho đến một ngày (đẹp trời), gặp lại ông bạn cũ, cùng thời gian bắt đầu học tennis với mình nhưng lâu không gặp, anh em set kèo giao lưu. Cú sốc thứ hai đã đến, có lẽ còn choáng váng hơn cú đầu. Ông bạn này trước được đánh giá là “không có năng khiếu tennis”, nhưng giờ lột xác hẳn, đánh chắc và tròn trông thấy. Kết quả là thua ông bạn tí sập hầm và bị điều cho chạy khắp sân như cún con mặc dù bên kia ông bạn đánh trông cũng đơn giản và nhịp nhàng thôi. Ra ngồi nghỉ khen ông bạn dạo này lên trình quá thì được chia sẻ: hóa ra ông bạn vô tình gặp được một HLV dạy tennis ở sân Nguyễn Xiển. Hôm đó ông bạn đang nghỉ giải lao nhìn sang sân bên cạnh thấy một anh đang tập Forehand mà đánh đẹp quá, sau đó thấy thầy đi vài đường cơ bản thị phạm, ấn tượng nên có chạy qua hỏi han. Cuộc nói chuyện, trao đổi mấy ngày sau đó giữa ông bạn và huấn luyện viên đủ khiến ông bạn tò mò. Khoảng 1 tuần sau, ông bạn quyết định đi học thử.
Ngay ở buổi tập đầu tiên, ông bạn được nghe huấn luyện viên nói về những vấn đề mà chưa huấn luyện viên nào trước đó từng đề cập. Huấn luyện viên cũng “bắt bệnh” quá nhanh và còn gợi ý được cả hướng sửa lỗi. Sau buổi đó, ông bạn quyết định học lại từ đầu cùng thầy huấn luyện viên đó. Đó là cả một quá trình tập luyện không hề đơn giản. Để chơi tennis chuẩn, hiểu được nguyên lý chuyển động của cơ thể, hiểu nguyên tắc phát lực… từng thứ nhỏ nhỏ vậy mà cũng cần tỉ mỉ, kiên nhẫn lắm.
Cứ thế, ông bạn cần mẫn tuần 3 buổi vác vợt đi học. Kết quả là mỗi buổi tốt lên một chút, thay đổi từng bước dù là nhỏ nhất, nên càng học càng hứng thú. Ông bạn nói rằng, xem video buổi tập sau so với buổi tập trước, thấy mình tiến bộ rõ rệt, sửa đúng lỗi sai mà chơi cả năm trời không ai chỉ cho, không khác gì gãi đúng chỗ ngứa, bởi vậy càng đi học càng… nghiện.
Bị ấn tượng mạnh bởi sự thay đổi của ông bạn, mình xin contact thầy. Người thầy đó là HLV tennis Hồ Tuấn Anh, anh em tennis phong trào hay gọi “Tuấn Anh ACE”. Trong thời gian gần đây, nhận được sự ủng hộ và theo nguyện vọng của nhiều học viên, thầy cùng một số cộng sự lâu năm và có uy tín trong giới tennis phong trào đã thành lập học viện đào tạo quần vợt ACE Tennis Academy, có trụ sở tại Hà Nội. Mặt bằng chung, anh em học viên tại đây đánh bóng đẹp mắt, tự nhiên, nhịp nhàng và ổn định. Liệu bao nhiêu trung tâm tennis có thể đưa ra video before - after để minh chứng cho chất lượng “sản phẩm đầu ra”? Sau đó, mình được biết nhiều anh em học tại đây đều đã giành cúp tại các giải tennis văn phòng trong ngành nghề của họ. Có những người đã chơi tennis 10 năm vẫn đang học và sinh hoạt hàng tuần.
Từ đó đến nay cũng đã gần 1 năm. Nhờ buổi gặp lại ông bạn cũ để biết đến một địa chỉ học tennis uy tín, nay mình đã tự tin vác vợt đi giao lưu thường xuyên ở level 3.0 hoặc 710 trở xuống. Tennis với mình là một đam mê và đến giờ vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Trong khi ngoài kia nhiều người đã buông vợt, bỏ chơi, bớt động lực cố gắng, mình luôn cảm thấy may mắn vì đã có một lựa chọn đúng. Nhờ chọn đúng thầy, mình không còn sợ các vấn đề, bởi mọi vấn đề đều có cách giải quyết. Cứ mỗi lần nghiệm ra một vấn đề mới, khắc phục được một lỗi cố hữu, học thêm được một tip hay ho, càng học lại càng thấy ham. Tennis là bộ môn khó, nhưng vì khó mà mình càng muốn chinh phục.
Anh em còn đang mất phương hướng thì cũng đừng lo. Ai cũng sẽ phải trải qua giai đoạn khó khăn này. Vượt qua được, sẽ gắn bó được với tennis dài dài.
Mình muốn tặng anh em một câu khá hay: “You only live once, but you get to serve twice” (Bạn chỉ sống một lần trong đời, nhưng giao bóng trong tennis thì được tới 2 lần). Có thất bại rồi sẽ có thành công. Anh em cùng cố gắng nhé!
Những lời Tự Sự ở trên hoàn toàn là có thật, là 1 hành trình không hề đơn giản mà anh Trần Hoàng Sơn – một stringer đan vợt lâu năm tại Sport House – đã đích thân trải nghiệm. Nhìn lại thì chặng đường gắn bó với tennis của bạn Sơn cũng chưa phải đã quá dài nhưng những vấp váp và gai góc trên đường đi thì lại không phải là ít. Với sự kiên trì và đam mê, Hoàng Sơn đã vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất để đạt được sự ổn định như hiện nay, là nền tảng cho sự tiến bộ trong thời gian tới.
Cũng có thể nói là bạn Sơn đã may mắn khi sớm tìm được học viện đào tạo tennis ACE ACADEMY, nơi sở hữu những HLV có chuyên môn tốt, trong lúc mà bao người chơi ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang “vật lộn” để tìm kiếm một lò đào tạo đúng và chuẩn trong một thị trường đào tạo quần vợt có muôn vàn các trung tâm và thày thợ với nhiều phong cách và trình độ đa dạng. Xin chúc mừng Hoàng Sơn, một nhân vật rất điển hình của người chơi phong trào Việt Nam, tố chất tuy có hạn nhưng đam mê thì vô hạn, There is a Will, There is a Way!
Sport House