Chọn khu vực
Miền Bắc
Hotline Đặt hàng: 0935.0303.68
Hotline CSKH: 0934.8989.38

Sport House

Trận Việt Nam – Nhật Bản: Bùng nổ những tranh cãi về công nghệ VAR

Cập nhật : 09:37 - 25/01/2019

Không nghi ngờ gì nữa, kẻ chiến thắng trong trận bóng nảy lửa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong Asian Cup 2018 không phải là ai trong hai đội bóng, mà chính là công nghệ VAR.

Trọng tài Mohammed Abdulla Hassan Mohamed dường như đã sai lầm khi cho Nhật Bản hưởng quả phạt đền khi áp dụng VAR

Chính nó đã “rút lại” bàn thắng đầu tiên của những chàng trai đến từ xứ sở hoa anh đào. Và cũng nhờ nó cùng tinh thần chiến đấu ngoan cường nên đến phút thứ 10 của hiệp thứ hai, bàn thắng “phục hận” mới được cầu thủ Nhật Bản thực hiện bằng cú sút penalty đẹp không tì vết.

Vậy rõ ràng, VAR mới là người nắm vai trò quan trọng nhất trong trận bóng lịch sử này.

VAR là tên viết tắt của công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video (Video Assistant Referee). Công nghệ này được sử dụng nhằm giúp các trọng tài bóng đá có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Hệ thống này đã được sử dụng thử nghiệm tại Anh và một vài trận đấu của Đức, Ý trước khi được áp dụng chính thức tại Worldcup 2018.

Khi nào sử dụng VAR?

VAR chỉ được sử dụng trong một số tình huống nhất định trong một trận đấu. Các tình huống này bao gồm quả đá phạt 11m, xác định lỗi, bàn thắng và thẻ đỏ trực tiếp.

- Bàn thắng

Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng, VAR sẽ được dùng để phát hiện lỗi việt vị, kéo áo và các lỗi khác trong quá trình ghi bàn Ngay cả khi cầu thủ chỉ việt vị vài cm, bàn thắng cũng sẽ không được chấp nhận.

- Penalty

Khu vực trong vòng cấm là nơi VAR hay được sử dụng nhất. Quyết định thổi phạt có thể được trọng tài duy trì hoặc hủy bỏ sau khi tham khảo VAR

Trọng tài video VAR được đặt ở đâu? Hệ thống VAR được đặt biệt lập. Tuy vậy, nó có khả năng truy cập vào tất cả các camera được đặt khắp sân. Hệ thống này sẽ đưa ra thông báo tới trọng tài trong trường hợp phát hiện ra lỗi.

Có 3 kịch bản chính thường được sử dụng VAR:

- Trọng tài trên sân nhận tín hiệu từ trọng tài video thông qua một chiếc tai nghe. Sau đó, ông sẽ ra hiệu tạm dừng trận đấu và cho các cầu thủ biết rằng có một quyết định đang được xem xét. Nếu nhận định tình huống không có lỗi, trọng tài sẽ cho phép trận đấu được tiếp tục.

- Trường hợp sử dụng VAR: Lúc này, trọng tài chính sẽ ra hiệu bằng cách vẽ một hình chữ nhật. Các trọng tài video sẽ đánh giá lại tình huống rồi gửi tới trọng tài chính, người sẽ ra quyết định cuối cùng.

- Ở trường hợp này, trọng tài video gợi ý trọng tài chính xem lại tình huống bằng một màn hình đặt sát sân bóng. Trọng tài chính sẽ ra dấu hình chữ nhật trước khi đưa ra quyết định của mình. g hợp nào, trọng tài chính cũng phải liên tục đưa ra các quyết định. Trọng tài không thể để trận đấu diễn ra trong lúc chờ sự trợ giúp từ VAR. Trước đó, trọng tài phải chờ bóng đến một trí trung lập trước khi ra tín hiệu VAR để xem lại tình huống ban đầu.

Công và tội của VAR trong trận Nhật Bản – Việt Nam

VAR mang đến sự công bằng. Nhưng trong Luật Bóng đá, VAR chỉ để tham khảo, và trọng tài vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Ở tình huống sử dụng công nghệ VAR để “tặng” Nhật Bản một trái penalty, có nhiều ý kiến cho rằng ông Mohammed Abdulla đã quyết định hơi nặng, thậm chí chủ động đưa ra quyết định có lợi cho Nhật Bản. Tuy nhiên, cũng chính những người đưa ra ý kiến này đã im lặng khi bị "phản pháo" rằng “công nghệ VAR trước đó đã cứu Việt Nam một bàn thua trông thấy”.

Được biết, trước đó, ở châu Á, AFC quyết định áp dụng VAR từ vòng tứ kết Asian Cup. Và đúng thật, ngay ở lần đầu áp dụng, VAR đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều khi trở thành tác nhân khiến tuyển Việt Nam phải dừng bước ở tứ kết vì bàn thua duy nhất trên chấm phạt đền.

Không còn nghi ngờ gì nữa, vượt lên các đội bóng xuất sắc, công nghệ VAR sẽ soán ngôi vô địch!

HLV Park Hang-seo: "Tôi tự hào về các học trò, Việt Nam sẽ hướng đến World Cup 2022"

Tạp chí Công Thương

Bình luận

Hỗ trợ trực tuyến
Đăng ký nhận tin khuyến mại

Đừng bỏ lỡ các chương trình giảm giá và các sản phẩm mới hấp dẫn!