Chọn khu vực
Miền Bắc

0

Thêm vào giỏ hàng thành công

Xem giỏ hàng và thanh toán
Hotline Đặt hàng: hotline_dathang
Hotline CSKH: hotline_cskh

Bianca Andreescu: Cô bé lọ lem hóa thân thành công chúa

Update : 13:30 - 20/03/2019

Indian Wells giống như là “Mảnh đất của những câu chuyện thần tiên về các Cô bé lọ lem”. Nơi đây từng chứng kiến “Cô bé lọ lem” Naomi Osaka lột xác thành công chúa hồi năm ngoái (để sau này, vươn vai thành Nữ hoàng). Còn giờ đây, nó lại chứng kiến Bianca Andreescu hóa thân thành… công chúa thứ 2.

Cô bé lọ lem Bianca Andreescu đã hóa thân thành công chúa

Cô bé lọ lem Bianca Andreescu đã hóa thân thành công chúa

Câu chuyện về… “cô bé lọ lem”

“Đó là cả một chuyến hành trình khùng điên. Thật sự là một câu chuyện kiểu “Cô bé lọ lem vậy” – Naomi đã viết câu chuyện này hồi năm ngoái, và giờ đây, tôi có thể có được giấc mơ của mình ngay trước mắt rất nhiều nhà vô địch tuyệt vời, chuyện này có ý nghĩa là cả… thế giới đối với tôi. Chưa có gì dễ thấu hiểu. Thậm chí, tôi vẫn còn chẳng biết chuyện gì đã xảy ra tối hôm nay, nhưng hy vọng tôi sẽ hiểu ra. Bởi vì, tôi có một giải đấu giống như là, chỉ trong 2 ngày”, Andreescu đã nói những lời bàng hoàng về “mộng cảnh” của chính mình – sau khi cô thắng danh hiệu WTA Tour đầu tiên trong đời, và đó lại là danh hiệu đẳng cấp Premier Mandatory (chỉ xếp sau Grand Slam và WTA Finals mà thôi).

Trước khi giải đấu diễn ra, cô bé 18 tuổi người Canada gốc Rumani chỉ là một tay vợt nhỏ bé của làng quần vợt nữ thế giới, với vài lần được lên báo vì lọt đến chung kết ASB Classic (sau khi loại hàng loạt tên tuổi như Caroline Wozniacki, Venus Williams) hay giành giải đẳng cấp WTA 125K (thuộc đẳng cấp ITF) đầu tiên trong sự nghiệp – cũng nhờ vậy, cô qua mặt “mỹ nữ” Eugenie Bouchard để trở thành tay vợt nữ số 1 Canada.

Tuy nhiên, ở Indian Wells, dù chỉ tham gia giải với tư cách 1 tay vợt được hưởng wild-card, Andreescu đã gây ra hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cô thắng cựu số 4 thế giới Dominika Cibulkova ở vòng 2, thắng cựu vô địch của Wimbledon và French Open – Garbine Muguruza – ở tứ kết…

Ở bán kết, cô thắng tay vợt cựu số 3 thế giới – “mỹ nhân Ucraina” Elina Svitolina (cũng được biến đến như là bạn gái của tay vợt kỳ cựu người Pháp Gael Monfils). Và như chúng ta đã biết, cô đánh bại “Cựu Nữ hoàng” Angelique Kerber trong trận đấu chung kết khá hay và kịch tính.

Từ một tay vợt nhỏ kém danh, với khát khao viết nên câu chuyện cổ tích “Cô bé lọ lem” cho chính bản thân mình, Andreescu đã hóa thân thành công chúa diễm lệ ở Indian Wells và biết đâu, cô sẽ nối gót Osaka, trở thành nhà vô địch Grand Slam trong tương lai gần ngay trước mắt?

Người làm nên lịch sử cho Canada

Làng quần vợt Canada gần đây phát triển khá mạnh mẽ, với nhiều gương mặt từng làm nên lịch sử. Milos Raonic dù được gọi là “Next Gen nửa mùa”, nhưng cũng không thể phủ nhận tài năng của anh, và từng là tay vợt có thứ hạng thế giới cao nhất trong lịch sử làng quần vợt Canada (tính cả nam lẫn nữ).

Trong khi đó, “mỹ nhân” Bouchard, sau cú trượt chân và ngã đập đầu xuống sàn phòng thay đồ ở US Open 2015, mới trượt dài vì nhiều nguyên do, có thời vẫn là tay vợt nữ người Canada đầu tiên lọt vào tốp 5 của WTA. Nhưng giờ đây, tất cả bọn họ phải nhường chỗ cho Andreescu hết.

Với chiến thắng ở Indian Wells – BNP Paribas Open 2019, Andreescu đã tạo ra “hàng đống” kỷ lục. Cô là tay vợt trẻ nhất đăng quang một giải đấu thuộc đẳng cấp Premier Mandatory, và là người trẻ nhất lên ngôi ở Indian Wells kể từ thời của Serena Williams hồi năm 1999.

Cô cũng là nhà vô địch Indian Wells trẻ thứ 4 trong lịch sử, chỉ thua những "đàn chị khét tiếng" như là Martina Hingis (1998, vô địch khi mới chỉ 17 tuổi 166 ngày), Serena (1999, vô địch khi mới 17 tuổi 169 ngày) và Monica Seles (1992, vô địch khi mới 17 tuổi 90 ngày).

Cô còn là tay vợt hưởng suất wild-card đầu tiên lên ngôi tại Indian Wells Tennis Garden, chiến tích được đánh giá là “một trong những chiến công lớn nhất của làng quần vợt Canada”, nếu không muốn nói là "chiến công trân quý nhất".

Trong sự nghiệp của mình, Bouchard mới chỉ thắng vỏn vẹn 1 danh hiệu WTA, đó là ngôi vô địch ở Nürnberger Versicherungscup hồi năm 2014 (thuộc đẳng cấp WTA International, thấp nhất trong hệ thống của WTA Tour, nghĩa là thấp hơn Premier Mandatory đến 2 bậc). Trong khi đó, danh hiệu lớn nhất mà Raonic từng thắng là Citi Open (ATP World Tour 500) – anh này chưa từng lên ngôi ở Masters 1.000 (có thể xem là tương đương với Premier Mandatory).

Đối với làng quần vợt Canada hiện nay, theo dõi “Hoàng tử” Denis Shapovalov và “Công chúa” Bianca Andreescu có khi còn thú vị hơn đó!

5 cú đánh hay nhất của Bianca Andreescu tại Indian Wells 2019

SGGP

Bình luận

Online Support
Newsletter

!