Chọn khu vực
Miền Bắc

0

Thêm vào giỏ hàng thành công

Xem giỏ hàng và thanh toán
Hotline Đặt hàng: hotline_dathang
Hotline CSKH: hotline_cskh

Tìm hiểu về độ cứng của vợt tennis

Update : 09:51 - 20/09/2016

Độ cứng của khung vợt (Stiffness) là một yếu tố không kém phần quan trọng khi bạn quyết định chọn mua một cây vợt mới. Khi tiếp xúc bóng, một sự thay đổi nhỏ về độ uốn (flexibility) của khung vợt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh của cú đánh. Tennis House đã tham khảo nhiều bài viết khác nhau về chủ đề này và xin giới thiệu đến Anh/Chị/Em yêu tennis một bài trao đổi khá thú vị và rất sát với thắc mắc của mọi người về tầm quan trọng của độ cứng vợt tennis.

 

Hỏi&Đáp: Dụng cụ tennis

 

Jon Levey là người phụ trách chuyên mục Dụng cụ tennis trên tạp trí lớn và uy tín trên thế giới Tennis.com, đồng thời chuyên trả lời các câu hỏi xung quanh chủ đề dụng cụ tennis tại trang Hỏi&Đáp của tạp chí này.

 

Câu hỏi của một độc giả tên David L gửi tới tạp chí:

 

Trong 1 trận đấu mới đây, do cây vợt đang đánh bị đứt dây nên tôi phải chơi bằng 1 cây vợt mượn từ người bạn. Cây vợt này có thông số về độ cứng (stiffness) cao hơn nhiều so với cây vợt tôi đang sử dụng, nhưng tôi thực sự gặp khó khăn để tạo ra được lực đánh bóng quen thuộc của mình. Câu hỏi của tôi là: Vậy những cây vợt có độ cứng cao thì không giúp đánh uy lực hơn hay sao?

 

Dưới đây là bài trả lời của Jon Levey:

 

David,

 

Để nhận định một cây vợt là có lực đánh mạnh mà chỉ căn cứ duy nhất vào thông số độ cứng của cây vợt đó thì có thể không thuyết phục cho lắm. Những thông số quan trọng khác cũng cần được quan tâm tới là: trọng lượng vợt, sự phân bổ khối lượng, mật độ dây cước, kiểu căng dây và chiều dài thân vợt – những yếu tố chắc chắn sẽ góp phần tạo ra độ uy lực của một cú đánh. Tôi đoán có lẽ do cây vợt của anh bạn kia nhẹ hơn đáng kể so với cây vợt bạn đang đánh, hoặc do cây vợt đó có thành vợt dày hơn vì vậy khiến cho thao tác đánh trở nên kém linh hoạt đi nhiều. Tuy nhiên theo quy luật chung thì những cây vợt có độ cứng cao hơn thì có xu hướng đánh được lực mạnh hơn.

 

Trước tiên, với những ai chưa dành thời gian để tìm hiểu, thì độ cứng của một cây vợt được xác định bởi thông số RA. Để đo được thông số này, chúng ta phải sử dụng những thiết bị đắt tiền chẳng hạn như bằng máy kiểm tra - chẩn đoán vợt có tên gọi là Babolat RDC (racquet diagnostic center – trung tâm chẩn đoán vợt). Phạm vi độ cứng cho hầu hết những cây vợt trên thị trường hiện nay là từ khoảng 60 RA (vợt rất mềm) cho tới 73 RA (vợt cứng). Những nhà sản xuất vợt có thể in thông số này lên khung vợt, nhưng bạn có thể hỏi trực tiếp những người bán hàng tennis hay truy cập vào những website bán hàng online như Tennis House (http://tennishouse.vn/san-pham/vot-tennis.html) để biết được độ cứng của cây vợt bạn đang quan tâm.

 

Máy kiểm tra - chẩn đoán vợt Babolat RDC

Về cơ bản, lí do giải thích tại sao độ cứng của khung vợt lại tác động tới lực đánh đó chính là sự chuyển giao năng lượng. Theo trang kiến thức sản phẩm trên Tennis Warehouse của Mỹ: Độ uốn cong của khung vợt khi chạm bóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lực đánh có thể tạo ra. Một cây vợt có độ cứng cao sẽ bị uốn cong ít hơn, do đó làm mất ít hơn năng lượng từ trái bóng. Một cây vợt mềm thì cong nhiều hơn dẫn đến mất nhiều năng lượng từ trái bóng hơn. Nhiều người chơi thường nghĩ rằng, một cây vợt mềm có độ uốn cong lớn hơn thì sẽ cho cú đánh mạnh hơn, giống như hiệu ứng “sung dây cao su” (catapult-effect). Nhưng thực chất, quả bóng chỉ nằm trên mặt dây khoảng 3-5 phần nghìn giây, ít hơn nhiều so với khoảng thời gian khung vợt bật lại. Do đó, khung vợt không hề “trả” năng lượng cho quả bóng mà ngược lại nó hấp thụ năng lượng - nhiều hay ít là do độ cứng của khung vợt. Những cây vợt cứng sẽ không bị uốn cong nhìều ở thời điểm chạm bóng, kết quả là năng lượng ít bị tiêu hao hơn so với một cây vợt mềm.

 

Độ cứng của khung vợt không chỉ ảnh hưởng tới lực đánh mà còn tác động lên khả năng kiểm soát bóng và độ êm tay khi đánh. Nói chung, một cây vợt trợ lực nhiều thì sẽ khó điều bóng hơn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào lối đánh và khả năng của từng tay vợt. Những tay vợt trình độ cao thường thích những cây vợt mềm vì họ có sự chuẩn bị tốt và động tác vung vợt nhanh hơn nên tạo nhiều lực hơn. Cây vợt cứng có lẽ quá thừa sức mạnh đối với họ, vì bóng sẽ bay quá xa. Những người mới chơi hoặc hạng trung cấp có thể  chọn những cây vợt cứng hơn, không làm triệt tiêu nhiều lực ở thời điểm tiếp xúc bóng, cho khả năng kiểm soát tốt hơn. Loại vợt cứng này cũng thích hợp với những người chơi trình độ cao có lối mở vợt ngắn và gọn.

 

Nói đến độ cứng của khung vợt thì một điều chắc chắn là những cây vợt cứng sẽ đánh không êm tay bằng những cây vợt mềm. Một cây vợt quá cứng sẽ truyền nhiều độ rung xuống cổ tay, khuỷ tay và vai hơn một cây vợt mềm trung bình. Độ êm ái cũng khó mà đo đếm được bởi mỗi người chấp nhận một độ êm khác nhau. Tuy nhiên, những người bị đau tay, vai hoặc cả hai thì nên chọn loại vợt mềm hoặc cứng vừa phải, tránh chọn những cây cứng hoặc quá cứng. Một hiệu quả ít được biết đến nữa của độ cứng khung vợt là khả năng tạo độ xoáy cho quả bóng. Nhìn chung, những cây vợt cứng cho độ xoáy ít hơn những cây vợt mềm, đơn giản bởi vì quả bóng rời mặt vợt nhanh hơn.

 

Trở về với câu hỏi ban đầu: Vậy những cây vợt có độ cứng cao thì không giúp đánh uy lực hơn hay sao?

 

Câu trả lời là: nhìn chung, những cây vợt cứng thì sẽ đánh có lực hơn là những cây vợt có khung mềm. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào thể hình, thể lực và kỹ thuật của người chơi tennis. Một cây vợt có thể là cứng với người này nhưng vẫn là bình thường so với người khác hoặc ngược lại.

 

Để tìm ra được cây vợt có độ cứng phù hợp với mình, Anh/Chị/Em yêu tennis hãy xem lại những thông tin ở trên và lựa chọn cho mình cây vợt mang lại cảm giác như ý.

 

Bài viết tham khảo từ Tennis.com, Tennis Warehouse

Bình luận

Online Support
Newsletter

!